-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
0 Bình luận | 06/01/2023
Đau nhức xương là triệu chứng nhiều người gặp phải. Vậy đây là biểu hiện của bệnh gì, nguyên nhân, cách điều trị ra sao? Cùng Trường Thọ Sinori tìm hiểu qua bài viết này nhé
NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP
Đau nhức xương khớp không chỉ làm ảnh hưởng tới khả năng vận động mà còn tác động không nhỏ tới tinh thần, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, cụ thể:
1. DO TUỔI TÁC
Theo thời gian, cơ thể sẽ bị lão hóa. Sụn khớp bị lão hóa sẽ khiến cho xương dưới sụn không được bảo vệ, dẫn tới thoái hóa xương khớp. Vì vậy, mỗi khi vận động, thay đổi tư thế, hai khớp xương sẽ chà xát vào nhau gây đau nhức.
2. THỪA CÂN, BÉO PHÌ
Khi trọng lượng cơ thể vượt quá giới hạn cho phép, sẽ gia tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống, khiến cho phần sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương. Cùng với quá trình lão hóa sớm ở người thừa cân, béo phì làm thoái hóa sụn khớp, gây ra đau đớn.
3. THAY ĐỔI THỜI TIẾT
Khi trời lạnh, các cơ, gân bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn, khiến các khớp trở nên khô cứng, đau nhức, khó vận động. Đồng thời, mạch máu tại các vùng da co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế làm thiếu máu nuôi dưỡng các khớp, sụn khớp cũng mỏng đi dần. Khi các khớp cử động, hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau gây đau.
TRIỆU CHỨNG ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP
Đau nhức xương khớp có thể gặp phải tại một khớp, khớp toàn thân. Tình trạng này thường gặp phổ biến ở người già, người trung tuổi, nhưng đau nhức xương khớp ở người trẻ cũng ngày càng phổ biến.
Thông thường, người bệnh sẽ có cảm giác đau tại các khớp lớn như: đau nhức khớp gối, khớp bả vai, khớp háng, khớp cổ tay, đốt sống lưng… Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện thưa thớt và không quá khó chịu. Càng về sau tần suất sẽ dày hơn, mức độ cơn đau cũng tăng, gây cản trở sinh hoạt. Nếu không được khám chữa kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường.
CÁC BỆNH GÂY ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP
1. THOÁI HÓA KHỚP
Là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Thoái hóa khớp thường gặp ở khớp gối, cột sống cổ, cột sống thắt lưng. Nguyên nhân chính là do tuổi tác và tình trạng chịu áp lực quá tải trong thời gian dài.
2. THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép vào ống sống, hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi, gây nên hội chứng đau
3. BỆNH GÚT
Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể khiến muối urat tích tụ tại các khớp gây đau. Triệu chứng của bệnh là đau nhức nhối xương khớp kèm sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp như ngón chân, khớp bàn tay, cổ chân, khớp gối.
ĐIỀU TRỊ ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP
Đau nhức xương khớp cần được điều trị sớm và đúng cách, nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận động, sinh hoạt về sau. Vậy đau nhức xương khớp dùng thuốc gì hiệu quả?
1. ĐIỀU TRỊ XƯƠNG KHỚP BẰNG TÂY Y
Cụ thể, các loại thuốc chữa bệnh xương khớp thường được sử dụng nhiều nhất là:
Thuốc giảm đau xương khớp, chống viêm: Paracetamol, Korulac, Arcoxia, Artrodar, Bonlutin, Diclofenac, Fenalgic, Ibuprofen, Mobic, Profenid, Voltaren…
Thuốc nhóm glucocorticoid như: Cortisol, Prednisolone, Dexamethasone…
Mặc dù có tác dụng kịp thời, giảm đau nhanh, song thuốc tây lại có nhược điểm dễ gây tác dụng phụ cho cơ thể. Sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày – tá tràng.
2. CÂY THUỐC NAM CHỮA BỆNH ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP HIỆU QUẢ
BÀI THUỐC TỪ CÂY XẤU HỔ
Theo Đông y, cây xấy hổ tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy, chữa đau nhức xương và chân tay tê bại…
Để chữa đau xương khớp, nên lấy rễ cây xấu hổ thái mỏng, tẩm rượu trắng, sao thơm (20 – 30g) sắc với 400ml nước, đến khi còn 100ml thì ngừng đun, chia làm 2 lần uống trong ngày. Sử dụng từ 7 – 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
BÀI THUỐC TỪ CÂY CỎ XƯỚC
Rễ của cây chứa alcaloid và saponin được dùng như một loại thuốc chống viêm, giảm đau tự nhiên cho người đau xương khớp. Cỏ xước có tính mát, vị chua đắng, tiêu viêm, có thể sắc uống đơn lẻ 10-15g hay kết hợp với các vị thuốc khác.
BÀI THUỐC TỪ CÂY LÁ LỐT
Lá lốt chứa nhiều dược chất giúp giảm đau, tiêu viêm, rất tốt cho người bệnh xương khớp. Thường được sử dụng để điều trị các chứng đau lưng, tê thấp, tê bại, sưng đầu gối, chân tay lạnh, bàn chân tê buốt. Nên dùng 20 gram tươi hoặc 10 gram khô, sắc để uống.
BÀI THUỐC TỪ CÂY NGẢI CỨU
Ngải cứu trắng có tác dụng hoạt huyết, thông mạch, kháng viêm giảm đau. Có thể sắc nước uống, nấu canh. Hoặc có thể dùng một nắm ngải cứu cho vào khăn mỏng cùng một ít muối rang hoặc quay bằng lò vi sóng, sau đó đắp lên vùng xương khớp bị đau sẽ có cảm giác dễ chịu hơn.
BÀI THUỐC TỪ CÂY ĐINH LĂNG GAI
Loại cây này có vị cay, đắng, tính ấm. Tác dụng tán ứ, khu phong trừ thấp. Thành phần có tính kháng sinh mạnh nên được coi là bài thuốc đau nhức xương khớp hiệu quả.
MÃ TIỀN CHẾ SAU KHI CHẾ BIẾN
Có thể sử dụng để xoa bóp hoặc sắc uống trị đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, chỉ nên giã hạt, ngâm với rượu để xoa bóp. Còn sắc uống thì cần được thực hiện bởi người có chuyên môn để loại bỏ các độc tính của nó. Thay vì tự mua hạt Mã tiền chế và sử dụng thì hãy tìm kiếm những sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho người xương khớp có thành phần từ Mã tiền chế.
THỰC PHẨM TỐT CHO BỆNH XƯƠNG KHỚP
Chế độ ăn hằng ngày, cũng góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và phục hồi các tổn thương ở sụn khớp. Các bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày những thực phẩm sau đây:
Thực phẩm giàu omega-3 như cá, các loại đậu… có tác dụng chống viêm, duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của các khớp.
Thực phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua, phomat chứa lượng lớn canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh xương khớp.
Các loại nấm giàu vitamin A, E, C, K, có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thoái hóa xương khớp và giúp cơ xương dẻo dai.
Gia vị: ớt, gừng, hạt tiêu đều có tác dụng chống viêm, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị các bệnh xương khớp.
Các thực phẩm kể trên, không chỉ tốt cho xương khớp mà còn giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng ngừa hiệu quả nhiều căn bệnh nguy hiểm và duy trì cân nặng hợp lý.
Nếu như bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây nên đột quỵ thì bệnh xương khớp lại đứng đầu về tỉ lệ gây biến chứng tàn tật. Do đó, cần có ý thức bảo vệ xương, sụn khớp từ sớm, để làm chậm quá trình thoái hóa, tránh tình trạng đau nhức xương khớp và hạn chế tối đa những tổn thương ngoài ý muốn.