19 Công dụng tuyệt vời của hoa ngũ sắc đối với sức khỏe

0  Bình luận | 22/10/2022

Hoa ngũ sắc là một loài hoa đẹp thường được trồng làm cảnh tại các công viên, nhà vườn… Vậy nhưng ít ai biết rằng loài hoa này còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Từ xa xưa nó đã được ông cha ta dùng để làm thuốc điều trị bệnh. Nếu bạn đang tìm hiểu về loài hoa này thì đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây Của Trường Thọ Sinori nhé!

Đặc điểm của hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc còn được biết đến với các tên gọi khác như cây trâm ổi, bông ổi, mã anh đơn… Tên khoa học của nó là Ageratum conyzoides L thuộc họ Cúc. Dưới đây là những đặc điểm cụ thể của cây ngũ sắc mà bạn đọc có thể tham khảo.

Đặc điểm hình thái cây ngũ sắc

Đây là loại cây cảnh được trồng rất phổ biến tại nhiều nơi
Đây là loại cây cảnh được trồng rất phổ biến tại nhiều nơi

Đây là một loại cây cảnh có chiều cao trung bình thường 25 – 50cm với dáng mọc thẳng. Câu có màu xanh hoặc tím, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông màu trắng khi cầm có cảm giác hơi dính.

Lá cây mọc đối xứng với nhau, có hình trứng, có chiều dài khoảng 2 – 6cm, chiều rộng khoảng 1 – 3cm. Ở mép lá có hình răng cưa tròn và hai mặt đều có lông. Mặt trên của lá có màu đậm hơn mặt dưới và khi vò nát lá bạn sẽ ngửi thấy mùi hơi hắc.

Hoa cây ngũ sắc có 5 màu và tên gọi cũng được bắt nguồn từ đây. Các màu lá vàng, cam, đỏ, trắng và hồng cánh sen hay hồng phấn. Các hoa nhỏ li ti với nhiều cánh. Hoa hầu như nở quanh năm và quả của nó có màu đen với 3 – 5 sống dọc.

Đặc điểm phân bố của cây ngũ sắc

Loại cây này rất dễ sống nên bạn có thể bắt gặp nó tại nhiều nơi. Nó thường mọc hoang tại những địa điểm như lề đường, các bãi đất trống, bờ ruộng… Tại Việt Nam loại cây này có mặt ở hầu hết các tỉnh thành. Người ta cũng trồng rất nhiều cỏ ngũ sắc tại các công viên, sân vườn, trường học…. để làm cảnh.

Đặc điểm thu hái và bào chế

Các bộ phận được dùng làm thuốc từ loại cây này là thân, lá, hoa, rễ. Do cây sinh trưởng tươi tốt quanh năm nên bạn có thể thu hái bất kỳ thời điểm nào. Sau khi thu hái bạn đem dược liệu này rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi đều được.

Cỏ ngũ sắc khô phải được bảo quản trong túi nilon kín, đặt tại nơi thoáng mát
Cỏ ngũ sắc khô phải được bảo quản trong túi nilon kín, đặt tại nơi thoáng mát

Nếu bạn dùng tươi, bạn nên ngâm với nước muối để khử trùng. Còn nếu bạn dùng khô bạn hãy cắt ngắn các khúc khoảng 2 – 3cm sau đó phơi nắng hoặc sấy khô.

Để bảo quản bạn nên cất trong túi nilon, đục vài lỗ nhỏ rồi bỏ trong ngăn mát tủ lạnh(đối với loại tươi). Đối với loại khô thì bạn để trong túi nilon kín hoặc là các lọ đậy kín nắp rồi đặt tại nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời.

Đặc điểm thành phần hóa học

Loại cây này có chứa các thành phần hóa học khác nhau như: Tinh dầu, axit fumaric, cadinene, ancoloid, saponin, phenol, caryophyllene, tannins… Ngoài ra còn có một số hoạt chất khác đã được chứng minh là mang đến những lợi ích tích cực cho sức khỏe.

Công dụng của hoa ngũ sắc đối với sức khỏe

Công dụng của hoa ngũ sắc đối với sức khỏe được cả y học cổ truyền và y học hiện đại thừa nhận
Công dụng của hoa ngũ sắc đối với sức khỏe được cả y học cổ truyền và y học hiện đại thừa nhận

Công dụng của cỏ ngũ sắc được cả y học cổ truyền và y học hiện đại thừa nhận. Theo đó loại cỏ này mang đến những lợi ích tích cực cho sức khỏe như:

Công dụng theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền mỗi bộ phận của loại cây này sẽ có các tính vị khác nhau. Do đó khi dùng làm thuốc bạn cần lưu ý để dùng cho đúng.

  • Rễ cây có tính lạnh, có vị ngọt và hơi đắng nhẹ.
  • Lá cây có tính mát có vị đắng và có mùi hôi hơi hắc.
  • Hoa của nó có vị ngọt và có tính mát.

Do đó các bộ phận của cây thường được sử dụng để làm thuốc chữa một số bệnh lý cụ thể như:

  • Rễ cây có công dụng thanh nhiệt, giảm sốt, trừ thấp, tiêu thũng, khi phong. Được chủ trị bệnh phong thấp, bệnh quai bị, chứng sốt cao kéo dài hoặc trị chấn thương.
  • Lá cây có công dụng thanh nhiệt, giúp cầm máu và được chủ trị vết thương chảy máu, tình trạng viêm da, vết chàm, ghẻ lở, thấp khớp….
  • Hoa có công dụng trị nóng trong người, dùng chữa bệnh lao phổi, làm giảm huyết áp, chữa ho ra máu…

Công dụng theo y học hiện đại

Đối với y học hiện đại cây hoa ngũ sắc có những công dụng cụ thể như:

  • Lá cây có tác dụng ngăn chặn các cơn co thắt tại cơ trơn, giúp co giãn cơ ở tử cung.
  • Lá cây còn giúp làm giảm huyết áp, giảm ho và hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng
  • Đài hoa và lá cây có công dụng thông tiểu, lợi tiểu, nhuận gan, làm giảm huyết áp (đã được thử nghiệm trên mèo).
  • Thành phần hóa học chiết xuất từ nụ hoa có tác dụng ức chế và làm chậm sự phát triển của khối u.
  • Thành phần hóa học chiết xuất từ hạt quả có công dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh, làm giảm khả năng hoạt động của một số vi nấm.
  • Thành phần có trong vỏ cây có tác dụng hạ nhiệt, làm giảm khả năng tuần hoàn.

Cách sử dụng cụ thể hoa ngũ sắc để điều trị bệnh

Với mỗi một bệnh lý khác nhau thì cách sử dụng hoa ngũ sắc chữa trị bệnh cũng khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc và cách dùng cụ thể cây ngũ sắc mà bạn đọc có thể tham khảo.

Cách dùng điều trị cảm sốt, chứng ôn nhiệt

Nước cây ngũ sắc có tác dụng trị cảm sốt
Nước cây ngũ sắc có tác dụng trị cảm sốt

Đối với bệnh lý này bạn cần chuẩn bị 15g cây ngũ sắc tươi đem rửa sạch. Sau đó bạn dùng để sắc với 200ml nước, đun nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn khoảng 50ml thì tắt bếp. Cuối cùng bạn gạn lấy nước để uống hết trong 1 lần và uống liên tục trong 5 ngày.

Cách dùng để chữa bệnh viêm da

Đối với bệnh lý này bạn cần chuẩn bị một nắm hoa ngũ sắc tươi rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để khử khuẩn. Sau đó vớt lên, để ráo nước rồi giã nát vắt lấy nước.

Bạn dùng nước này để thoa lên vùng da bị viêm hoặc dùng trực tiếp bã đắp lên. Thực hiện đều đặn mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần bạn sẽ thấy tình trạng viêm được cải thiện nhanh chóng.

Cách sử dụng để chữa mẩn ngứa

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị khoảng 100 – 200 cành và lá tươi của cây ngũ sắc. Sau đó bạn đem nguyên liệu rửa sạch và đun sôi với khoảng 1 – 2 lít nước. Tiếp theo bạn dùng nước này để ngâm và rửa vùng da bị mẩn ngứa. Mỗi ngày bạn thực hiện 3 lần, nếu vùng da bị mẩn ngứa rộng thì bạn có thể pha thêm một chút nước sạch để dùng tắm toàn thân.

Cách sử dụng để kháng viêm trị cảm sốt, quai bị

Trước hết bạn cần chuẩn bị hoa ngũ sắc tươi 30g (dùng cả cành, lá và hoa). Hoặc nếu dùng dạng khô bạn cần lấy khoảng 15g. Sau đó bạn đem sắc với 300ml nước và chia làm 2 lần uống trong ngày. Bạn cần uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn thì ngừng sử dụng.

Cách sử dụng điều trị kết hạch ở phổi, lao phổi, ho ra máu

Bạn dùng 20g cỏ ngũ sắc tươi hoặc 8g loại khô rửa sạch và đun với 3 bát nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn 1 nửa thì có thể tắt bếp và dùng nước này để uống. Chia nước làm 3 lần uống vào sáng, trưa và tối.

Cách dùng chữa mụn nhọt, lở loét và các vết thương ngoài ra đang rỉ máu

Đắp lá và hoa ngũ sắc giã nát giúp lành vết thương, chữa mụn nhọt
Đắp lá và hoa ngũ sắc giã nát giúp lành vết thương, chữa mụn nhọt

Bạn lấy khoảng 50g gồm lá và hoa mới hái của cây ngũ sắc, sau đó rửa sạch, ngâm nước muối khử khuẩn. Tiếp theo bạn dã nát dược liệu rồi đắp lên vùng da tổn thương, các nốt mụn nhọt.

Cách dùng chữa viêm họng hạt, viêm VA, viêm phế quản

Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm 3 – 6 lá cây ngũ sắc, gừng tươi một miếng nhỏ và một vài hạt muối trắng. Rửa sạch thảo dược, cho vào miệng nhai chung với gừng và muối. Nhai và ngậm khoảng 10 phút sau đó từ từ nuốt lấy phần nước, bỏ bã.

Cách sử dụng để chữa chứng đau bụng thổ tả

Đầu tiên bạn hái lấy 15 bông hoa ngũ sắc rửa sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó sắc với 400ml nước, đun nhỏ lửa khoảng 10 rồi cho thêm một vài hạt muối ăn khuấy cho đều rồi tắt bếp. Bạn lấy nước này chia làm hai lần uống hết trong ngày.

Cách sử dụng chữa bệnh hắc lào, chàm

Bạn hái một nắm lá tươi cây hoa ngũ sắc, rửa sạch và nấu với nước dùng để rửa vùng da bị tổn thương. Thực hiện khoảng 3 lần/1 ngày để làm giảm các triệu chứng của bệnh hiệu quả nhất.

Cách dùng chữa bệnh tiểu đường

Bạn dùng 40g dược liệu khô bao gồm các bộ phận cành, lá và hoa ngũ sắc. Bạn đem sắc với 1 lít nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 5 phút thì tắt bếp. Bạn chia nước ra làm nhiều lần uống trong ngày sẽ thấy hiện tượng tiêu khát của bệnh giảm đi đáng kể.

Cách sử dụng chữa bệnh ho do trời lạnh

Dùng hoa ngũ sắc để điều trị chứng ho do trời lạnh
Dùng hoa ngũ sắc để điều trị chứng ho do trời lạnh

Bạn dùng khoảng 20g hoa ngũ sắc tươi hoặc 10g dược liệu khô đun sôi với khoảng 500ml. Để lửa nhỏ đun cho đến khi nước cạn còn khoảng 100ml thì bạn tắt bếp và chia nước làm 3 lần uống sau các bữa ăn khoảng 30 phút.

Cách dùng để cầm máu, sát khuẩn

Bạn chuẩn bị hoa và lá cây hoa ngũ sắc cùng với gừng kết hợp theo tỷ lệ 3:1. Sau đó đem các dược liệu này phơi khô, tán thành bột mịn rồi bảo quản trong lọ kín để dùng dần.

Mỗi lần dùng bạn lấy một ít hỗn hợp này rắc lên vùng bị tổn thương và dùng băng y tế để băng lại. Mỗi ngày dùng một lần cho đến khi vết thương đã khô miệng thì dừng.

Cách sử dụng để chữa đau răng

Bạn cần dùng 30g rễ cây ngũ sắc khô, 35g thạch cao sau đó đem sắc lấy nước đặc để ngậm. Mỗi ngày ngậm 3 lần, bạn ngậm khoảng 10 phút sau đó súc miệng trước khi nhổ nước ra ngoài.

Cách dùng để chữa mẩn ngứa ngoài da

Bạn dùng khoảng 30 – 50g lá và hoa ngũ sắc tươi đun với khoảng 2 – 3 lít nước. Dùng nước này để tắm hoặc rửa vùng da bị nổi mẩn ngứa mỗi ngày cho đến khi tình trạng này khỏi hẳn thì dừng lại.

Cách dùng chữa bầm tím da do chấn thương

Với tình trạng này bạn có thể thực hiện theo một trong các cách sau đây:

  • Dùng lá hoa ngũ sắc tươi giã nát đắp trực tiếp lên vùng bị bầm tím.
  • Dùng 30g lá cây ngũ sắc khô và 10g sinh khương tán thành bột mịn. sau đó dùng bột này rắc lên vết thương mỗi ngày 1 lần.

Cách sử dụng để chữa đau đầu do thời tiết nắng nóng

Bạn lấy 30g rễ cây ngũ sắc tươi sắc với 3 bát nước và đun khoảng 10 phút thì tắt bếp. Sau đó bạn chờ cho nước nguội thì chắt lấy nước và dùng để uống 2 lần trong ngày.

Cách dùng để giảm sốt, trị cảm cúm

Bạn chuẩn bị khoảng 30 – 50g rễ cây hoa ngũ sắc khô đem sắc lấy nước đặc và chia nước làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày bạn nên dùng một thang thuốc cho đến khi tình trạng bệnh đã khỏi hẳn thì dừng.

Cách sử dụng chữa nhức xương khớp

Bạn lấy 15d rễ cây hoa ngũ sắc khô và 1 quả trứng vịt có màu xanh nấu với chúng với 1 phần nước pha với 1 phần rượu. Đun trong khoảng 60 phút thì bạn tắt bếp lấy trứng bóc vỏ để ăn và phần nước để uống.

Cách dùng để chữa rắn cắn

Hoa ngũ sắc kết hợp với một vài thảo dược khác có công dụng trị rắn cắn
Hoa ngũ sắc kết hợp với một vài thảo dược khác có công dụng trị rắn cắn

Bạn lấy 20g hoa ngũ sắc, 20g dây tơ hồng và 20g rễ cây đuôi công, 10g dây thần thông. Sau đó bạn đem tất cả các dược liệu này băm nhỏ, phơi khô. Dùng các dược liệu này để sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày, mỗi lần uống cách nhau khoảng 20 phút.

Một số lưu ý khi sử dụng hoa ngũ sắc

Quá trình sử dụng hoa ngũ sắc bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Phân biệt rõ cây ngũ sắc với hoa cứt lợn (cây cỏ hôi) tránh nhầm lẫn dẫn đến dùng sai gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
  • Không dùng nếu như bạn có dấu hiệu dị ứng với bất kỳ thành phần nào của loại thảo dược này.
  • Dùng đúng liều lượng, tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi dùng, không lạm dụng gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về hoa ngũ sắc mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để sử dụng loại thảo dược này được hiệu quả nhất.

Viết bình luận của bạn:
Zalo Công Ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm Trường Thọ Messenger Công Ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm Trường Thọ 0966430139
popup

Số lượng:

Tổng tiền: